“Dọn phòng thôi ai chả làm được” và những tâm sự rớt nước mắt mới nhất 2020


“Mấy đời bánh đúc có xương – Mấy đời người thích thể hiện lại thương dân ngành, nhất là với những công việc chân tay, nghe thôi đã tưởng tượng ra cảnh không mấy sạch sẽ như chà bồn cầu, giặt giẻ lau, xử lý ga bẩn… Những công việc thấp kém, khổ cực chỉ dành riêng cho người thất học…”

“Dọn phòng thôi ai mà chả làm được…”

Nhớ lại những ngày đầu tiên chập chững vào nghề, tôi từng tủi thân chui vào nhà vệ sinh khóc nức nở vì cho rằng nghề bạc, mình chọn sai nghề vì kém cỏi. Rồi nghĩ hay là bỏ nghề, tìm việc khác làm, chứ như thế này thì nhục nhã quá.

Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Kế toán, suốt ngày xoay quanh những con số dài dằng dặc đến nổ não, stress quá nên tôi quyết định nghỉ việc. Ở không mãi cũng chán, thế là lân la lên facebook tìm việc làm tạm. Khách sạn A mới khai trương tuyển buồng phòng không yêu cầu kinh nghiệm, lương 4-8 triệu chưa bao gồm thưởng, cho thêm… Nghĩ “thu nhập cũng được, chịu cực tí như đang làm việc nhà í mà. Thay vì làm không công, đây được trả lương hẳn hoi, chả có gì phải ngại cả”. Nghĩ vậy, tôi nộp hồ sơ online để ứng tuyển rồi được gọi đến phỏng vấn và đậu. Họ hẹn đầu tuần tới bắt đầu công việc.

Thử làm mới thấy, nó không đơn giản như mình nghĩ. Không phải chỉ là lau qua cái sàn – chà qua bồn cầu bẩn – giặt vài bộ chăn ga không sạch… mà còn ti tỉ những công việc vặt khác, đòi hỏi chất lượng và kỹ năng nghiệp vụ khắt khe không tưởng. Chưa kể, những hôm được phân dọn phòng khách đại tiểu tiện hay nôn mửa ra cả chăn, ga, sàn vì đêm qua gọi bạn đến nhậu – ga trắng bị rướm máu vì sơ ý – rồi bao cao su, ly mỳ chế dở, cốc chai vươn vãi khắp phòng… Trời ơi, bao nhiêu là mùi và chất nhầy, đồ bẩn mà ước chừng, có thể nôn tại chỗ ngay lập tức vì kinh khủng không tả nỗi. Vậy mà vẫn nín thở quét dọn đó thôi. Yêu cầu công việc mà. Kết quả nghiệm thu sau cùng được quy định là phải trả lại căn phòng sạch sẽ, ngăn nắp và đặc biệt là tuyệt đối không ám mùi để phục vụ lượt khách mới. “Cầu trời đừng tồn tại bất kỳ phòng nào như thế này nữa.”

dọn phòng thôi ai làm chả được và những tâm sự rớt nước mắt của Housekeeping

 

dọn phòng thôi ai làm chả được và những tâm sự rớt nước mắt của Housekeeping
Có những vị khách rất thiếu văn minh

 

Chưa kể, không may gặp phải vài vị khách hách dịch, thích thể hiện, bị quy vào lỗi làm hao tổn tài sản khách sạn – yêu cầu bồi thường thiệt hại thì quay ra chửi. Không ít người cho rằng mình bỏ tiền ra mua dịch vụ là để được hưởng thụ, được vui chơi thỏa thích và nhiệm vụ của nhân viên tại đó là phục vụ mọi yêu cầu họ đưa ra, kể cả thu dọn những “bãi chiến trường” không mấy sạch sẽ. “Dọn phòng thôi ai mà chả làm được. Tôi là đang bỏ tiền ra để trả lương cho nhân viên các người đó. Chứ không, ở nhà tôi cũng làm sạch hàng ngày đó thôi. Mấy cái này, làm một loáng vài phút là sạch bong ấy mà…” 

dọn phòng thôi ai làm chả được và những tâm sự rớt nước mắt của Housekeeping
Khách thì vui vẻ còn nhân viên lại khóc ròng

Công việc buồng phòng cực nhất trong khách sạn

Có nhiều khi uất ức quá, tôi thậm chí đã định thách thức vị khách kia thử bắt tay vào làm xem có thật là đơn giản không. Nhưng đạo đức nghề nghiệp giữ cái máu liều của mình lại. Nhẫn và kiên định là 2 đức tính cần thiết phải có nếu muốn theo nghề dịch vụ. Nhẫn để nhịn những lời chê bai, thậm chí mạt sát từ khách không hiểu chuyện, thiếu văn minh – Kiên định để dù ai nói thế nào cũng nhất định bám trụ, gắn bó với nghề, tức lựa chọn của mình. Cứ như thế, tôi đã theo công việc buồng phòng đến nay gần 5 năm.

Sự thật là để có được những căn phòng ngăn nắp, tinh tươm và thơm phức mùi hương cho những vị khách có tiền vào ở, Housekeeping như chúng tôi đã phải bỏ công sức và cái tâm vào đó rất nhiều. Hơn cả làm công việc nhà, đó còn là hình ảnh của khách sạn, trách nhiệm với công việc và tình yêu nghề. Không ai, trừ đồng nghiệp nhìn thấy chúng tôi làm việc như thế nào mỗi ngày. Đó là đẩy chiếc xe kéo nặng kịch với đầy đủ các món đồ dùng setup phòng – dở những tấm nệm hàng chục kg để nhét ga vào trong – hay rướn lên cao để lau bụi bẩn, sửa bóng đèn rồi hì hục hàng giờ liền chả rửa, sửa chữa vì bồn cầu đột nhiên không thông nước, khách đại tiểu tiện ra sàn phòng tắm ám mùi… tốn công, tốn sức, tốn cả thời gian rất nhiều. Không ít người bỏ nghề vì không chịu nổi áp lực, độ khổ cực hay mắc bệnh nghề nghiệp (đau lưng, vai gáy, cột sống…).

dọn phòng thôi ai làm chả được và những tâm sự rớt nước mắt của Housekeeping
Nhiều người mặc nhiên Housekeeping như osin cấp cao,

 

dọn phòng thôi ai làm chả được và những tâm sự rớt nước mắt của Housekeeping
… nhưng có những việc tỉ mỉ, xinh đẹp thì không phải ai cũng làm được

 

Đấy là chưa kể gặp phải những vị khách thiếu trung thực, dùng các chiêu trò tinh vi để qua mặt Housekeeping mỗi khi check phòng cho khách check-out nếu không cẩn thận, đa số đều liên quan đến các món đồ có tính phí trong minibar hay đồ ăn vặt trên bàn… Kết quả, nhân viên phải bỏ tiền công ra để bù vào phần thất thoát này, vì khách đã cao chạy xa bay từ đời nào rồi.


Nhưng chỉ cần không từ bỏ sẽ đến ngày hưởng quả ngọt

Lương thưởng tăng, thăng tiến lên những vị trí cao hơn là những công nhận nhìn thấy và rõ ràng nhất cho những nỗ lực và đóng góp của mỗi nhân viên với sự phát triển và thành công chung của cả tập thể bộ phận, khách sạn. Chưa kể, bạn cũng có thể gặp và giao lưu, kết bạn với rất nhiều những vị khách, đồng nghiệp đến từ các quốc gia khác, mở rộng quan hệ và biết đâu lại giữ liên lạc mãi về sau.

Rồi thay đổi tính cách theo chiều hướng tích cực hơn, biết nhẫn – lịch sự và thân thiện với tất cả mọi người, cả những cá nhân mà bản thân không thích, hợp tác để công việc được hoàn thành theo đúng yêu cầu. Điều này giúp ích rất nhiều trong môi trường làm việc thực tế ở hiện tại và tương lai.

Và điều sau cùng, khi mà thời đại ngày càng đổi mới, nhận thức con người cũng thoáng và văn minh hơn – đã có số lượng không nhỏ một bộ phận khách hàng bắt đầu có cái nhìn thiện cảm hơn về nghề, họ thậm chí còn vui vẻ vì con mình cũng theo nghiệp dịch vụ và sống tốt, có ích hơn mỗi ngày. Như thế, theo thời gian, có lẽ, xã hội sẽ bớt khắc khe hơn với đa số các công việc chân tay và khá phổ thông trong nghề khách sạn.

dọn phòng thôi ai làm chả được và những tâm sự rớt nước mắt của Housekeeping
Sự thật là rất nhiều quản lý cấp cao ngành khách sạn hiện nay từng làm Housekeeping

 

Đừng tự nhận định rằng nghề nghiệp của mình thấp kém, ngước lên chả bằng ai. Hãy tự tin vì mình là một phần quan trọng không thể thiếu trong hệ thống – mang dịch vụ hoàn hảo phục vụ khách hàng. Nghề nào cũng là nghề. Chỉ khi làm vì đam mê và cái tâm thiện thì công việc gì cũng sẽ tìm thấy niềm vui và động lực cống hiến để tốt hơn mỗi ngày. Còn những người ngoài kia, nếu vẫn cứ nhất mực hạ thấp nghề nghiệp của bạn – đơn giản chỉ vì họ không hiểu hoặc chưa hiểu, đừng tốn sức cãi vã làm gì khi hai bên không cùng quan điểm và cách nhìn nhận vấn đề. Việc của bạn là làm tốt nhiệm vụ của mình rồi hưởng đúng thành quả tạo nên…

Bạn cũng nên biết rằng: Housekeeping cũng là nghề tiến thân

​Ms. Smile

BForum - The world's leading Blockchain Forum mywebsite.vn